IV- Cấp Trật T.C. muốn Mạc Khải

 

Xác Tín 8

 

Tất cả mọi tạo vật nhận được mạc khải của Thiên Chúa nơi Lời nhập thể.

 

Mạc Khải

 

"Ánh sáng chiếu trong tăm tối, một thứ tối tăm đă không thắng được ánh sáng" (Jn.1:5).

 

Nhận Thức

 

Theo mạc khải của Thánh Kinh Tân Ước, "Thiên Chúa là ánh sáng, trong Ngài không có tối tăm" (1Jn.1:5). Do đó, việc Thiên Chúa mạc khải th́ cũng chẳng khác ǵ như việc "ánh sáng chiếu trong tăm tối".

 

"Tăm tối" được "Thiên Chúa là ánh sáng" chiếu soi đây là ǵ, nếu không phải, tuyệt đỉnh của nó, là h́nh ảnh biểu hiệu cho sự chết, "một thứ tối tăm không thắng được ánh sáng" và sẽ biến tan khi ánh sáng chiếu tới, một thứ tối tăm của "tất cả mọi tạo vật" không phải là Thiên Chúa, một thứ tối tăm tiềm ẩn ở nơi bản chất của tất cả những ǵ không phải là "ánh sáng thật" (Jn.1:9). Bởi thế, dù theo bản tính tự nhiên có "tốt lành" mấy đi nữa, chúng cũng cần phải được "Thiên Chúa là ánh sáng" chiếu soi cho th́ mới biết được thân phận đích thực của ḿnh trước nhan Ngài, như Ngài đă "gọi" hay đă "thấy" nó trong ư định tạo dựng của Ngài (xem trang 83), nhờ đó, chúng mới được kiện toàn bằng sự sống thần linh, một "sự sống là ánh sáng soi con người".

 

Thế nhưng, nếu "tất cả mọi sự nhờ Người (Lời) mà được hiện hữu" (Jn.1:3) th́ chúng cũng sẽ không thể nào "có sự sống" (Jn.1:4) mà không "hiện hữu trong Người (Lời)" (Jn.1:4). Bởi v́, theo Thánh Kinh Tân Ước:

"Thiên Chúa đă ban cho chúng ta sự sống đời đời, và sự sống này ở nơi Con Ngài. Ai có Con là có sự sống' ai không có Con Thiên Chúa cũng không có sự sống" (1Jn.5:11-12)

 

1-         Thiên Thần Lănh Nhận Mạc Khải của Thiên Chúa nơi Lời Nhập Thể

 

Theo nhận thứ 3, trang 74, về hệ luận thứ nhất, th́ Thiên Thần là "ánh sáng" được Thiên Chúa dựng nên trong ngày tạo dựng thứ nhất. Tuy nhiên, theo hệ luận thứ hai, cũng trang 74, Thiên Thần, đối với "những sự hữu h́nh", tuy cũng vô h́nh giống như Thiên Chúa, nhưng không tự ḿnh mà có, nên các vị cũng không phải là Thiên Chúa.

 

Do đó, bản chất là "ánh sáng" thiêng liêng của các thiên thần chỉ nói lên tính chất là kiến thức siêu nhiên nơi các vị để các vị có khả năng nhận biết "Thiên Chúa vô h́nh" mà thôi, chứ không phải bản chất là "ánh sáng" này của các vị cũng là "ánh sáng" như "Thiên Chúa là ánh sáng".

 

Thật vậy, "ánh sáng" nơi Thiên Chúa đây không phải là "ánh sáng" nơi các Thiên Thần, bởi v́ "ánh sáng" nơi Thiên Chúa này biểu hiệu cho "Thiên Chúa là Thần Linh" (Jn.4:24) và là phản ảnh của sự sống thần linh nơi Thiên Chúa, "một sự sống sáng soi con người" (Jn.1:4).

 

Chính v́ "Thiên Chúa là Thần Linh" mà Thiên Chúa mới có thể thấu nhập "tất cả mọi tạo vật", tức mới có thể hiện diện ở khắp mọi nơi, trong "tất cả mọi tạo vật", đồng thời mới có thể "thấy những ǵ kín ẩn" (Mt.6:4,18), nhất là mới có thể thông ḿnh cho tạo vật của ḿnh, ở trong tạo vật của ḿnh bằng ân sủng và nên một với tạo vật của ḿnh trong sự sống thần linh. Trong khi đó, theo bản chất của ḿnh so với "những sự hữu h́nh", Thiên Thần có là "ánh sáng" đi nữa cũng không thể nào tỏ ra ḿnh có thể giống "Thiên Chúa là Thần Linh" như vậy.

 

Theo mạc khải từ Thánh Kinh Tân Ước, các Thiên Thần là thành phần thuộc về "những sự vô h́nh", thành phần gồm có "các thiên ṭa hay là các thiên chủ, các thiên phủ hay là các thiên năng". Thành phần thuộc về "những sự vô h́nh" mang thiên hiệu "thiên ṭa hay thiên chủ, thiên phủ hay thiên năng" này đă được Sách Khải Huyền mô tả rơ ràng.

 

"Các thiên ṭa" là các thiên thần có nhiệm vụ luôn luôn trực tiếp chầu chực Thiên Chúa: "đứng chung quanh ngai... để thờ lạy Thiên Chúa" (Rev.7:11).

 

"Các thiên chủ" là các thiên thần nắm quyền cai quản những ǵ Thiên Chúa trao phó, như "những thiên thần đứng ở bốn góc trái đất: các vị cầm giữ bốn hướng gió trái đất để cho không có một hướng gió nào thổi trên đất hay biển hoặc qua cây cối... Những thiên thần được ban cho quyền hành tàn phá đất đai và biển khơi" (Rev. 7:1-2). 

 

"Các thiên phủ" là các thiên thần truyền khiến những ǵ Thiên Chúa muốn thực hiện, như "thiên thần từ phía đông đến cầm ấn tín của Thiên Chúa hằng sống. Ngài kêu cả tiếng cho bốn thiên thần được ban cho quyền hành tàn phá đất đai và biển khơi"" (Rev.7:2), hay như "một thiên thần khác xuất hiện cầm một hương án bằng vàng. Ngài đến đứng vào chỗ của ḿnh tại bàn thờ hương và được đưa cho một số lớn hương để bỏ trên bàn thờ hương trước ngai, cùng với các kinh nguyện của tất cả mọi vị thánh Thiên Chúa" (Rev.8:3), hoặc như "thiên thần đặt chân phải trên biển và chân trái trên đất và vang lên một tiếng lớn như tiếng rống của sư tử" (Rev.10:2-3), hay như các thiên thần trong đoạn 14 của Sách Khải Huyền.

 

"Các thiên năng" là các thiên thần thi hành ư định của Thiên Chúa, như "bảy thiên thần được trao cho bẩy chiếc kèn ... sửa sọan thổi lên" (Rev.8:2,6' xem 8:7-12'9:1-21'11:15-19), hay "bảy thiên thần (được truyền): 'Hăy đi mà đổ xuống trái đất bảy b́nh thịnh nộ của Thiên Chúa" (Rev. 16:1).

 

Thế nhưng, theo Sách Khởi Nguyên, chính trong ngày tạo dựng thứ nhất, Thiên Chúa chẳng những dựng nên "những sự vô h́nh" là các đẳng thiên thần này, Ngài c̣n tỏ ḿnh ra, tức mạc khải, cho các vị nữa.

Việc Thiên Chúa muốn tỏ ḿnh cho thành phần thuộc về "những sự vô h́nh" là "ánh sáng" trong ngày tạo dựng thứ nhất này đă nói lên ư định của Ngài trong việc tạo dựng nên "tất cả mọi tạo vật" là để tỏ ḿnh ra cho chúng.

 

Bởi v́, "ánh sáng" nơi "những sự vô h́nh" đây là ǵ, nếu không phải là h́nh ảnh biểu hiệu cho kiến thức siêu nhiên để nhận biết Thiên Chúa vô h́nh, Đấng Tạo Hóa Tối Cao Chí Thánh của ḿnh, Đấng muốn mạc khải cho ḿnh.

 

Do đó, "ánh sáng" là các thiên thần vô h́nh đây cũng phải được "ánh sáng thật" (Jn.1:9) là Lời nhập thể chiếu soi nữa mới thực sự phản chiếu "Thiên Chúa là ánh sáng", bằng không, dù tự bản chất có là "ánh sáng" chăng nữa, trước nhan "Thiên Chúa là ánh sáng", "những sự vô h́nh" đó cũng chỉ là "bóng tối".

 

Đứng thế, theo mạc khải được ghi nhận trong Sách Khởi Nguyên, chính trong ngày tạo dựng thứ nhất, "Thiên Chúa đă phân ánh sáng ra khỏi tối tăm" (Gen.1:4).

 

"Ánh sáng" và "bóng tối" sau khi được Thiên Chúa phân loại trong chính ngày Ngài dựng nên "ánh sáng" đây phải là biểu hiệu cho thần lành (là ánh sáng) và thần dữ (là tối tăm). Do đó, việc "Thiên Chúa đă phân ánh sáng ra khỏi tối tăm" đây chính là việc Thiên Chúa tỏ ḿnh Ngài ra cho thành phần mà Ngài đă tạo dựng nên như là "ánh sáng".

 

Thế nhưng, Thiên Chúa chỉ tỏ ḿnh Ngài ra cho thành phần là "ánh sáng" trong ngày tạo dựng thứ nhất bằng chính "ánh sáng thật" là Lời nhập thể mà thôi. Tức "Thiên Chúa là ánh sáng" tỏ cho các thiên thần biết ư định nhập thể của Ngài, như được Sách Khải Huyền tiết lộ.

"Bà sinh hạ một người con - một người con trai được định liệu để chăn dắt tất cả mọi dân nước bằng chiếc gậy sắt. Con bà được đưa lên cùng Thiên Chúa và lên ngai của ḿnh" (Rev.12:5).

 

Phải, "người con trai" này không ai khác hơn chính là "Lời đă hóa thành nhục thể" (Jn.1:14), Đấng mà, theo Sách Khải Huyền cho thấy: "con rồng đứng trước người nữ sắp sinh con, chực chờ để nuốt đi con của bà khi người con được hạ sinh" (Rev.12:4).

 

Việc "đứng trước người nữ sắp sinh con, chực chờ để nuốt đi con của bà" của con rồng này chính là thái độ con rồng tỏ ra chống đối ư định nhập thể của Thiên Chúa (xin xem thêm chương 9 về "Con Khổng Long", nhất là trang 132-133, cuốn "Hận Thù Quyết Thắng", Cao-Bùi, 1996). Và cũng bởi không chấp nhận "ánh sáng thật" là Lời nhập thể này, con rồng cùng với "một phần ba tinh tú" (Rev.12:4) đă trở thành "tối tăm" khi "con khổng long cùng với các bộ hạ của hắn bị hất nhào xuống đất" (Rev.12:9).

 

Nếu con rồng và một phần ba tinh tú bị loại trở thành thần "tối tăm" mà "Thiên Chúa gọi là đêm" (Gen.1:5) như thế, th́ phần tinh tú c̣n lại là thành phần "ánh sáng" mà "Thiên Chúa gọi là ngày" (Gen.1:5) đây chính là "Micae và các thần của ngài chống lại con rồng" (Rev.12:7).

 

Việc "Micae và các thần của ngài chống lại con rồng" đây đă nói lên việc các vị không đồng ư với thái độ phản Kitô của các thần dữ, trái lại, các vị tỏ ra hoàn toàn chấp nhận mạc khải của Thiên Chúa, chấp nhận ư định nhập thể của Ngài. Bởi thế, khi Lời nhập thể, "các thiên thần của Thiên Chúa lên xuống trên Con Người" (Jn.1:51) như sau.

 

Trước khi Lời nhập thể, Tổng Thần Ga-Biên đă đến báo tin vị tiền hô của Người là thánh Gioan Tẩy Giả sinh ra cho thân phụ của thánh nhân là tư tế Giacaria biết (x.Lk.1:19), nhất là việc vị tổng thần này đă đến truyền tin Lời nhập thể cho Trinh Nữ Maria (x.Lk.1:26-38).

 

Khi Lời nhập thể vừa giáng sinh, có thiên thần từ trời xuống báo tin cho các mục đồng biết, sau đó có vô số các cơ ngũ trên trời xuất hiện hát vang lên chúc tụng vinh danh cho Thiên Chúa và chúc mừng b́nh an cho thế nhân (x.Lk.2:8-14).

 

Khi Lời nhập thể c̣n là một hài nhi và c̣n trong thời thơ ấu, thiên thần hiện ra với thánh Giuse là cha nuôi của Người để giục ngài đem Người sang Ai Cập, rồi sau đó lại mang Người trở về đất Yến-Duyên (x.Mt.2:13,19).

 

Khi Lời nhập thể sửa soạn nhập thế cũng như sắp sửa xuất thế, chẳng hạn như sau khi Người ăn chay và chịu cám dỗ, thiên thần đến để phục vụ Người (x.Mt.4:11), cũng như khi Người đau buồn đến nỗi chết trong vườn cầu nguyện trước cuộc tử nạn của Người, thiên thần cũng hiện ra để trấn an Người (x.Lk.22:43) .

 

Sau khi Lời nhập thể phục sinh, thiên thần cũng đă hiện ra với các phụ nữ đến thăm mộ để báo tin "Người không c̣n đây" (Mt.28:2,5' x.Lk.24:4-8) và thúc giục các bà đi báo tin cho các môn đệ của Người (x.Mt.28:7).

Lúc Lời nhập thể phục sinh lên trời, hai thiên thần cũng hiện ra với các môn đệ đang ngước mắt nh́n theo Người mà báo tin Người sẽ lại đến như các vị vừa thấy Người lên trời (x.Acts 1:10-11).

 

Lúc Lời nhập thể từ trời lại xuống để phán xét thế gian sẽ có "tất cả mọi thần trời theo hầu cận Người" (Mt.25:31), thành phần "các thợ gặt" (Mt.13:39) cuối mùa cứu độ, đồng thời cũng là thành phần thi hành bản án tử đời đời đối với những ai bị Lời nhập thể xua đuổi (x.Mt.13:41-42' Mt.25:41,46).

 

2-         Loài người lănh nhận Mạc Khải của Thiên Chúa nơi Lời Nhập Thể

 

Chính v́ Thiên Chúa, nói theo ngôn ngữ loài người sống trong thời gian, đă có ư định nhập thể, như Ngài tỏ ra cho các thiên thần là "những sự vô h́nh" biết trong ngày tạo dựng thứ nhất (xem trang 89-90), nên khi tạo thành con người, "Thiên Chúa đă dựng nên con người theo h́nh ảnh Ngài" (Gen.1:27' xem diễn giải trong cuốn "Mái Ấm Yêu Thương", Cao-Bùi 1994, trang 58-63).

 

Thế mà, Thánh Kinh Tân Ước lại cho biết Chúa Kitô "là h́nh ảnh của Thiên Chúa vô h́nh" (Col.1:15). Bởi thế, "con người được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa" (Gen.9:6), tức là con người được dựng nên giống Chúa Kitô.

 

Mà Chúa Kitô "là h́nh ảnh Thiên Chúa vô h́nh" này chính là Lời nhập thể, tức một Ngôi Vị có hai bản tính, Thiên Tính và nhân tính, để nơi Chúa Kitô, Thiên Tính, nhờ nhân tính và qua nhân tính của Người, có thể tỏ ḿnh và thông ḿnh ra cho "tất cả mọi sự nhờ Người mà có" (Jn.1:3), đồng thời cũng nhờ và qua nhân tính của ḿnh, Chúa Kitô có thể gắn bó với thành phần thuộc về Người là Giáo Hội để làm nên một thân thể.

 

Vậy con người được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa, tức được dựng nên giống như Chúa Kitô, hay được Thiên Chúa dựng nên có hai phần, phần linh tính (linh hồn) và phần thể tính (thân xác) để làm nên một nhân vị, và qua thân xác cũng như nhờ thân xác của ḿnh, con người có thể diễn đạt bản thân của ḿnh, đồng thời có thể gắn bó với những ǵ thuộc về ḿnh để làm nên một thân thể.

 

Không phải hay sao, trong "những sự hữu h́nh", con người là loài duy nhất mặc lấy một bản tính được cấu tạo bởi xác chất (được tiêu biểu nơi h́nh ảnh "đất sét") và hồn thiêng (được biểu hiệu qua hơi thở của Thiên Chúa), đúng như mạc khải đă được Thánh Kinh Cựu Ước ghi nhận nơi Sách Khởi Nguyên:

"Chúa là Thiên Chúa h́nh thành con người từ đất sét, rồi Ngài thổi vào mũi con người hơi thở sự sống, nhờ đó, con người đă trở nên một hữu thể sống động" (Gen.2:7)

 

Cũng qua thân xác và nhờ thân xác của ḿnh, con người đă có thể gắn bó với những ǵ thuộc về ḿnh  (xương thịt = Evà) để làm nên một thân thể, như Sách Khởi Nguyên đă ghi nhận những ǵ đă được mạc khải như sau:

"Khi Chúa là Thiên Chúa mang người nữ đến cho con người, con người đă nói: 'Đây mới là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi'... Đó là lư do tại sao nam nhân ĺa bỏ cha mẹ ḿnh mà nên một với vợ ḿnh, và cả hai trở nên một thân thể" (Gen.2:22-24).

 

Thật ra, trên thực tế và theo thể lư, con người không thể nào có thể "trở nên một thân thể", qua tác động vợ chồng trong đời sống hôn nhân được. Cho dù khoa học và kỹ thuật siêu tân tiến ngày nay có thể thay tim, thay thận, hay thay được ngay cả đầu người đi nữa, hoặc có thể đổi phái tính bằng việc cắt ghép bộ phận sinh dục đi nữa, th́ khả năng hạn hẹp của con người cũng không thể nào làm cho con người "trở nên một thân thể", tức là ráp nối, (như kiểu ráp nối các bộ phận điện tử lại với nhau để trở thành một bộ máy), hai cá thể lại thành một "con người". 

 

Do đó, thực tại "trở nên một thân thể" mà con người được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa, tức được dựng nên giống như Chúa Kitô đây, như Thánh Kinh Tân Ước nhận định, "Đó là một mầu nhiệm cao cả ám chỉ Chúa Kitô và Giáo Hội" (Eph.5:32). Như thế, ngay từ ban đầu, mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội đă được Thiên Chúa kín nhiệm mạc khải nơi việc Ngài dựng nên "con người có nam có nữ" (Gen.1:27).

 

Thật ra, trước khi con người "trở nên một thân thể" th́ con người đă là ḿnh, tức đă là một thân thể, hay c̣n là độc thân. Tuy nhiên để có thể phản ảnh "mầu nhiệm cao cả ám chỉ Chúa Kitô và Giáo Hội" như Thiên Chúa muốn, qua việc Ngài dựng nên con người theo h́nh ảnh Ngài giống như Chúa Kitô, Lời nhập thể, mà t́nh trạng "con người ở một ḿnh không tốt" (Gen.2:18), cần phải có "một đồng bạn tương xứng với ḿnh" (Gen.2:18), hơn là muông thú mà con người thấu suốt đă đặt tên cho (x.Gen.2:19-20).

Như thế, "trở nên một thân thể" là việc con người nhận diện chính ḿnh trước nhan Thiên Chúa tạo thành, đúng như Ngài "thấy" con người trong t́nh trạng công chính nguyên thủy, tức là lúc con người "cả hai c̣n trần truồng mà không biết xấu hổ" (Gen.2:25).

 

Thật vậy, khi con người "cả hai c̣n trần truồng mà không biết xấu hổ" là lúc con người vẫn c̣n là một thân thể, vẫn c̣n là chính ḿnh, có thể nói, về mặt tâm thần, con người bấy giờ vẫn c̣n đang "giống như các thần trời" (Mt.22:30), sống hồn nhiên "như những trẻ nhỏ" (Mt.18:3) trước Thánh Nhan Thiên Chúa.

 

Con người chỉ ra khỏi t́nh trạng công chính nguyên thủy là một thân thể và nên một thân thể này khi con người muốn trở thành người lớn, lớn "như Thiên Chúa" (Gen.3:5), bằng việc tự động làm theo ư riêng của ḿnh.

 

Và con người đă thực sự ra khỏi t́nh trạng công chính nguyên thủy khi "mắt của cả hai mở ra nhận thấy ḿnh trần truồng rồi họ đan lá vả lại làm quần áo che thân" (Gen.3:7), tức là lúc con người cả hai bắt đầu phân biệt phái tính của ḿnh, xấu hổ che dấu đi không để cho nhau thấy những ǵ là riêng tư của ḿnh, và bắt đầu tỏ ra thái độ chia rẽ nhau qua việc đổ lỗi cho nhau: chồng đổ cho vợ, và vợ đổ cho ngoại cảnh (x.Gen.3:12-13).

 

Thế nhưng, chính lúc con người "là một hữu thể sống động" (Gen.2:7) bị chết đi, qua t́nh trạng chia rẽ ngay nơi bản thân ḿnh cũng như với ngoại vật như thế, mà con người được Thiên Chúa mạc khải cho thấy Đấng mà con người được dựng nên giống như Người là Lời nhập thể, qua h́nh ảnh nhân vật là miêu duệ của người nữ trong bản án nguyên tội:

"Ta sẽ gây mối thù giữa ngươi và người nữ, giữa gịng dơi ngươi và gịng dơi người nữ, Người sẽ đạp nát đầu ngươi trong lúc ngươi ŕnh cắn gót chân Người" (Gen.3:15).

 

Ở đây một vấn đề được nẩy ra là tại sao cả thiên thần lẫn loài người đều sa ngă vấp phạm, mà Thiên Chúa lại tỏ ư muốn cứu loài người mà không có ư cứu các thần dữ. Để giải đáp cho vấn nạn này, cần xét đến bản tính của đối tượng được Thiên Chúa mạc khải, tính chất của chính việc mạc khải và tác dụng của việc mạc khải.

 

Trước hết, Thiên Chúa chỉ cứu loài người mà không cứu các thần dữ sau khi sa ngă là v́ tự bản tính của ḿnh, thiên thần là "ánh sáng", tức là một biểu hiệu cho kiến thức siêu nhiên để nhận biết Thiên Chúa nơi bản tính thiêng liêng vô h́nh của các ngài, song khi được Thiên Chúa tỏ ḿnh ra cho lại không chấp nhận Ngài, tức một số trong các thiên thần đă phản khắc với chính ḿnh là "ánh sáng", nên thành phần ánh sáng phản khắc này đă vĩnh viễn trở thành tối tăm  trước "ánh sáng thật" (Jn.1:9).

 

Phần bản tính của con người được Thiên Chúa dựng nên để làm cơ sở tỏ ḿnh Ngài ra cho "tất cả mọi tạo vật", kể cả các thiên thần, tức là bản tính của con người được Thiên Chúa dựng nên có ư để sử dụng như một phương tiện thuận lợi nhất cho việc mạc khải của Ngài, một mạc khải hoàn toàn hiện thực nơi Lời nhập thể "được sinh ra theo h́nh ảnh con người" (Phil.2:7) và nên trọn khi Đức Kitô "được ban cho một danh hiệu vượt mọi danh hiệu" (Phil.2:9).

Sau nữa, Thiên Chúa không cứu thần dữ mà lại cứu loài người sa ngă là v́ Thiên Chúa tỏ ḿnh (mạc khải) Ngài cho thành phần "những sự vô h́nh" là các thiên thần qua ư định nhập thể của Ngài, trong khi Thiên Chúa chỉ mới bắt đầu tỏ ḿnh (mạc khải) Ngài cho con người là tiêu biểu và đại diện cho "những sự hữu h́nh" chỉ sau khi con người sa ngă mà thôi. Phải nhận thực rằng Thiên Chúa đă khéo lợi dụng bản chất bất toàn và bất lực của con người để tỏ ra Ngài là Đấng vô cùng toàn thiện và toàn năng.

 

Bởi thế, trong trường hợp con người sa ngă, một khi họ đă được Thiên Chúa tỏ ḿnh ra cho, qua việc Lời nhập thể và cứu thế, mà họ vẫn "không chấp nhận Người" (Jn.1:11) th́ họ mới "chắc chắn bị chết trong tội của ḿnh" (Jn.8:24), và sau cùng mới hoàn toàn bị Người chối bỏ mà đời đời hư đi (x.2Tim.2:12' Mt.25:41-46).

 

Sau hết, Thiên Chúa tuy không cứu phần "tối tăm được gọi là đêm", tức thành phần thiên thần hư đi, như Ngài đă cứu con người sau khi con người sa ngă, nhưng rồi cuối cùng "đêm sẽ không c̣n nữa" (Rev.21:25), sẽ biến mất trước "Thiên Chúa là ánh sáng" (1Jn.1:5). 

 

Thật vậy, "đêm sẽ không c̣n nữa" khi mạc khải của "Thiên Chúa là ánh sáng" hoàn toàn được "thể hiện dưới đất cũng như trên trời" (Mt.6:10) trong Lời nhập thể và cứu thế, để  "mọi đầu gối trên các tầng trời (có "Micae và các thần của ngài"), trên mặt đất (có "những sự hữu h́nh") cũng như dưới âm phủ (có "con rồng cùng với bọn lâu la của hắn") phải qùi xuống khi nghe tên Giêsu, và mọi miệng lưỡi đều tuyên xưng cho vinh quang Thiên Chúa là Cha rằng: CHÚA GIÊSU KITÔ LÀ CHÚA" (Phil.2:11).

Như thế, "tất cả mọi tạo vật", gồm đủ mọi thành phần, cả ở nơi các tầng trời, có "Micae và các thần của ngài" (Rev.12:7), trên mặt đất, có "những sự hữu h́nh", cũng như trong âm phủ, có "con rồng cùng với bọn lâu la của hắn" (Rev.12:9), quả là đối tượng mạc khải của Thiên Chúa, một mạc khải như "ánh sáng thật đă đến trong thế gian chiếu soi cho mọi người" (Jn.1:9), để "tất cả mọi tạo vật", cuối cùng, "như tối tăm không thắng vượt được ánh sáng" (Jn.1:5), sẽ đồng thanh tuyên nhận Lời nhập thể là Đức Giêsu Kitô, nội dung mạc khải của Thiên Chúa.

 

Vẫn biết "đêm sẽ không c̣n nữa", như "tử thần đă bị chiến thắng nuốt đi" (1Cor.15:54), khi "Thiên Chúa là ánh sáng" hoàn toàn chiếu soi, nơi "Con Thiên Chúa đă tỏ chính ḿnh ra là để hủy diệt các việc làm của ma qủi" (1Jn.3:8), những công việc của thành phần "làm gian ác nên ghét ánh sáng' họ không đến gần ánh sáng v́ sợ các việc làm của ḿnh bị bại lộ" (Jn.3:20).

 

Thế nhưng, "Ngài là Thiên Chúa của kẻ sống chứ không phải là Thiên Chúa của kẻ chết" (Mt.22:32). Do đó, thành phần "không có tên trong sổ kẻ sống" (Rev.20:15), gồm "ma qủi" (Rev.20:10) cùng với thành phần dê gian ác (x.Rev.21:8) và cả "sự chết lẫn âm phủ" (Rev.20:14) đều bị "hất nhào xuống "hồ lửa (hồ diêm sinh) là sự chết lần thứ hai" (Rev.20:9,14,21:8).

 

Như thế, "tất cả mọi tạo vật" có là đối tượng mạc khải của Thiên Chúa, nhưng chỉ "những ai có tên trong sổ kẻ sống do Con Chiên giữ" (Rev.21:27) mới được thông hiệp với Thiên Chúa trong "Thánh Thần là Đấng ban sự sống" (Kinh Tin Kính), tác nhân mạc khải của Thiên Chúa.